Kết quả tìm kiếm cho "gần 100kg ma tuý"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 63
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Để có tiền tiêu xài, Nguyễn Thành Vinh (SN 1967) đã thuê xe ô tô vận chuyển gần 100 kg ma túy từ An Giang về TP.HCM giúp bạn tù để nhận tiền công.
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tăng tốc phát triển kinh tế là động lực dẫn dắt, kéo các lĩnh vực khác cùng “về đích”. Đồng hành cùng quyết tâm của tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đều nỗ lực thi đua, khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh “thủ phủ” trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.
Từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của một số người trên tinh thần “Tương thân, tương ái”, mô hình vận động “Nắm gạo tình thương” ở xã Phú Hội (huyện An Phú) hình thành, thu hút nhiều tấm lòng thiện nguyện tham gia. Qua đó, góp phần san sẻ đối với những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật…
Họ là những phụ nữ sống ở vùng quê, gắn bó chủ yếu với nghề nông, có người từng xa xứ mưu sinh, nhưng với ý chí vươn lên, họ đã tự mình học tập, tạo nên những sản phẩm khởi nghiệp không chỉ giúp mang lại nguồn thu cho gia đình, mà còn hỗ trợ việc làm cho một số phụ nữ khác ở địa phương.
Thời điểm gần kết thúc năm 2023, chuyển sang năm 2024, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đều tăng tốc, “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD), hợp tác xã, làng nghề, bên cạnh nỗ lực hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023, còn tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong bối cảnh nhu cầu lương thực thế giới tăng, giá lúa ở mức cao, tỉnh An Giang tập trung bảo vệ tốt sản xuất vụ thu đông 2023, đồng thời chủ động chuẩn bị điều kiện xuống giống vụ đông xuân 2023 - 2024, vụ sản xuất chính trong năm - với năng suất cao, chất lượng tốt.
Vị ngọt thơm từ con cá sặc bổi đã tạo nên danh tiếng cho hương vị khô sặc bổi vùng biên giới Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang). Địa phương có khoảng 7 hộ gắn bó lâu đời với nghề làm khô cá sặc bổi.
Khoảng đầu tháng 5 (âm lịch), lưu thông dọc tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua địa bàn xã Mỹ Phú, Mỹ Đức (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) dễ bắt gặp những gian hàng đầy ắp nhãn bày bán ven đường, báo hiệu mùa nhãn xuồng Khánh Hòa bắt đầu. Những chùm nhãn tươi rói, ngọt, thơm đã được đến tay thực khách.
Các món ăn quen thuộc, như: Dưa rau muống, dưa kiệu, dưa cải... là món ăn truyền thống được sử dụng nhiều vào dịp Tết. Dù chỉ là món ăn kèm, nhưng các món dưa chua được làm từ các loại rau, củ, quả có hương vị đặc trưng riêng, làm cho các món được ăn kèm trở nên hấp dẫn, góp phần cho bữa cơm ngày Tết thêm thơm ngon, tròn vị.